Loading...
 

Người nhận xét chung về phản hồi

 

Giống như trường hợp của Người nhận xét chung về bài nói, Người nhận xét chung về phản hồi là một vai trò hỗ trợ nhằm giảm bớt một phần áp lực cho Người nhận xét cuộc họp trong các cuộc họp có nhiều người cung cấp phản hồi.

Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng là một kỹ năng lãnh đạo cơ bản cần được phát triển và học hỏi thông qua thực hành. Vì tất cả các thành viên Agora đều ngang hàng, nên không có "chuyên gia" nào mà phản hồi của họ là sự thật không thể nghi ngờ hoặc được đưa ra hết chỗ chê. Nhiều khi người nhận xét sẽ mắc lỗi, tập trung không đúng chỗ trong bài nói, không sử dụng phiếu nhận xét, đưa ra những lời khuyên không cụ thể hoặc không mang tính xây dựng, v.v. Vì vậy, tất cả những người nhận xét cũng cần nhận được phản hồi về cách họ đã thực hiện vai trò của mình để cải thiện.

Theo truyền thống, nhiệm vụ nhận xét những người nhận xét thuộc về Người nhận xét cuộc họp, người đã trở thành một kiểu "người nhận xét về mọi thứ thập cẩm". Thử nghĩ xem, một cuộc họp truyền thống có một phần Suy ngẫm trong ngày, ba bài học diễn thuyết, một phần Ứng biến và có thể là một phần Soạn bài nói. Theo cơ chế truyền thống, thì điều này có nghĩa là Người nhận xét cuộc họp phải nhận xét:

  • Chính cuộc họp
  • Người chủ trì cuộc họp
  • Người bấm giờ
  • Nhà văn phạm và Người đếm từ đệm
  • Phần Suy ngẫm trong ngày
  • Từng người nhận xét bài nói
  • Người nhận xét ứng biến
  • Phần soạn bài nói và những người nhận xét trong phần đó

tất cả trong vòng 5-6 phút. Rõ ràng, điều này không có ý nghĩa lắm và khiến tất cả những người nêu trên mất đi chút phản hồi có ý nghĩa giúp họ thực sự tiến bộ.

Trở lại vai trò "Người nhận xét chung về phản hồi", vai trò này có nhiệm vụ cụ thể là nhận xét về tất cả những người đã cung cấp phản hồi cho người khác. Trong ví dụ trên, điều đó có nghĩa là bạn sẽ cung cấp phản hồi về:

  • Từng người nhận xét bài nói
  • Người nhận xét phần Suy ngẫm trong ngày (nếu có)
  • Người nhận xét ứng biến

Nếu cuộc họp có Người nhận xét chung về bài nói, thì bạn cũng sẽ nhận xét về họ.

Nếu bạn đảm nhận vai trò này, đây là một số điều bạn cần tập trung vào:

  • Người nhận xét có cung cấp phản hồi áp dụng các hướng dẫn chung không? Đặc biệt – phản hồi có cụ thể, mang tính xây dựng, có thể hành động, mang tính khích lệ... không?
  • Người nhận xét có sử dụng cấu trúc bài nói phù hợp không? Các bài nhận xét và phản hồi vẫn là bài nói. Chúng nên có một cấu trúc rõ ràng và không chỉ đơn giản là một danh sách lộn xộn những điểm cần cải thiện.
  • Người nhận xét có kết thúc bằng một thông điệp mang tính khích lệ và động viên dành cho người nói không?
  • Người nhận xét có kiềm chế tham gia tranh luận hoặc thảo luận với những người mà họ đưa ra phản hồi không? Đôi khi những người được nhận xét cảm thấy cần phải tự bào chữa hoặc xin lỗi vì đã không đạt được một mục tiêu cụ thể. Người nhận xét không nên trả lời điều đó mà thay vào đó nên tiếp tục phần nhận xét.
  • Người nhận xét có dành mức độ chú ý như nhau cho mọi người không? Họ có quản lý tốt thời gian dành cho phản hồi không? Đặc biệt đối với những vai trò như Người nhận xét ứng biến, chúng ta rất hay quan sát thấy người nhận xét dành phần lớn thời gian nói về 2 người trình bày đầu tiên, và sau đó khi thấy sắp hết thời gian, họ lướt qua 3 người còn lại.
  • Người nhận xét có sử dụng đúng các phiếu nhận xét không? Thông thường, những người nhận xét không có thời gian hoặc thậm chí không biết rằng một số bài học ("Hôm nay chúng ta đến với" là một nạn nhân phổ biến) cần được nhận xét bằng một phiếu nhận xét riêng. Thay vì làm theo, họ lại cung cấp phản hồi chung chung về bài nói.

 

 


Contributors to this page: agora , nga nguyen and nga.nguyen .
Page last modified on Tuesday November 23, 2021 16:35:19 CET by agora.