Loading...
 

Soạn bài nói

 

 

Như tên gọi, mục tiêu của soạn bài nói là giúp các thành viên soạn bài nói tốt hơn và khuyến khích các thành viên tư duy sáng tạo. Có thể coi đây là một hội thảo mini trong khuôn khổ cuộc họp. Một vai trò đặc biệt – Người chủ trì soạn bài nói – phụ trách phần này.

Phần này đòi hỏi một số công việc trước cuộc họp.

Trước cuộc họp

Người chủ trì soạn bài nói chọn mục tiêu cho phần này, mục tiêu nên là phát triển một kỹ năng soạn bài nói cụ thể, chẳng hạn như:

  • Tạo mở bài hấp dẫn.
  • Kết luận bài nói mạnh mẽ.
  • Sử dụng ngôn ngữ sinh động.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ.
  • Sử dụng trích dẫn.
  • Sử dụng số liệu.
  • Sử dụng một loại câu chuyện cụ thể.
  • Sử dụng ký ức cá nhân.
  • Sử dụng giai thoại.
  • v.v. Bạn có thể tham khảo thêm ý tưởng về các chủ đề bằng cách đơn giản là xem danh mục của các Lộ trình giáo dục, đặc biệt là Lộ trình cơ bản.

Mục tiêu của phần này thậm chí có thể là một chủ đề phụ của các đầu mục trên, chẳng hạn như "Mở đầu bằng một câu hỏi thách thức".

Người chủ trì soạn bài nói nên xác nhận chủ đề đã chọn với Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục của câu lạc bộ để đảm bảo chủ đề đó chưa được thực hiện gần đây và phù hợp với lộ trình giáo dục mà Phó Chủ tịch phụ trách Giáo dục đã thiết kế.

Khi chọn xong mục tiêu, Người chủ trì soạn bài nói nên nghiên cứu cách các bài nói hay sử dụng kỹ thuật trong chủ đề được chọn. Ví dụ: nếu chủ đề là "kết luận mạnh mẽ", thì người chủ trì soạn bài nói nên nghiên cứu những yếu tố tạo nên một kết luận mạnh mẽ, các ví dụ về kết luận mạnh mẽ trong những bài nói, v.v.

Trừ khi mục tiêu là cải thiện phần mở bài, Người chủ trì soạn bài nói nên chọn một bài nói mà các thành viên sẽ sử dụng làm xuất phát điểm. Bài nói nên là một bài có sẵn, trong đó các phần cần làm đã bị lược bỏ (ví dụ: nếu mục tiêu là cải thiện phần kết luận, thì phần cuối của bài nói nên được lược bỏ), và nên chia sẻ bài nói trước cuộc họp.

Trong cuộc họp

Trong cuộc họp, phần này diễn ra như sau:

  • Người chủ trì soạn bài nói giải thích về mục tiêu và thực hiện một bài thuyết trình ngắn khoảng 5 - 7 phút tóm tắt kết quả nghiên cứu của mình và cung cấp các mẹo cùng hướng dẫn về cách đạt được mục tiêu đó.
  • Sau đó, Người chủ trì đưa ra một tình huống hoặc một chủ đề cần có bài nói. Chủ đề có thể được đưa ra theo cách tương tự như trong phần Ứng biến. Ví dụ:

"Bạn là Chủ tịch của một đất nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng COVID19. Nhiều người đã chết, nền kinh tế suy sụp, và mục tiêu của bạn là mang lại hy vọng cho người dân. Chúng ta sẽ tập trung vào việc soạn một phần mở đầu tuyệt vời cho bài phát biểu này. Bạn cần phải mang đến hy vọng cho mọi người và khiến họ tin rằng chúng ta sẽ vượt qua được tình cảnh hiện tại."

  • Nếu chủ đề của phần soạn bài nói không phải là mở đầu bài nói, thì Người chủ trì soạn bài nói có thể đề nghị các thành viên cải thiện bài nói của người khác. Ví dụ: nếu làm về kết luận bài nói, Người chủ trì có thể chia sẻ với các thành viên bài diễn văn nhậm chức của John Kennedy (không có phần kết thúc) và yêu cầu các thành viên suy nghĩ về một phần kết cho bài diễn văn đó. Nếu chủ đề là "phương tiện hỗ trợ trực quan", Người chủ trì có thể chia sẻ một bài nói đầy đủ và yêu cầu các thành viên nghĩ về các phương tiện hỗ trợ trực quan họ có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả của bài nói.
  • Tiếp theo, Người chủ trì soạn bài nói dành cho những người tham dự khoảng thời gian im lặng từ 5 đến 10 phút để họ có thể viết ra những ý tưởng hoặc đề xuất cải thiện của mình.
  • Cuối cùng, Người chủ trì mời các thành viên lên chia sẻ những đề xuất cải thiện và ý tưởng của họ, sau đó đề nghị mọi người cho ý kiến phản hồi. Nếu chủ đề của phần này là cố gắng đưa ra một phần đã bị lược bỏ của một bài nói (kết luận, mở đầu, v.v.), thì sẽ rất hữu ích nếu Người chủ trì chia sẻ phần thực tế đã bị lược bỏ để các thành viên có thể so sánh với ý tưởng của họ. Điều này không có nghĩa là phần kết thúc trong thực tế nhất thiết phải tốt hơn hoặc đó là cách nên làm – mà chỉ đơn thuần cho thấy những lựa chọn mà tác giả của bài nói ban đầu đã đưa ra.

Contributors to this page: nga.nguyen and agora .
Page last modified on Sunday August 22, 2021 18:43:46 CEST by nga.nguyen.