Loading...
 

Người nhận xét tư duy phản biện

 

 

Người nhận xét tư duy phản biện là người nhận xét "chuyên đề", tương tự như Người nhận xét việc lắng nghe hoặc Người nhận xét ngôn ngữ cơ thể – họ tập trung vào một và chỉ một loại phản hồi cụ thể cho tất cả các thành viên lên nói trong cuộc họp. Vai trò người nhận xét này cũng rất đặc biệt bởi vì – không giống như hầu hết những người nhận xét khác chỉ tập trung vào việc trình bày – vai trò này tập trung hoàn toàn vào nội dung.

Từ bài viết về 3 cốt lõi của nói chuyện trước công chúng, bạn có thể nói rằng vai trò của người nhận xét này tập trung vào việc nhận xét phần Logos của bài nói.

Là Người nhận xét tư duy phản biện trong cuộc họp, bạn xác minh và cung cấp phản hồi về mức độ nhất quán, thuyết phục và lô-gic trong các lập luận của người nói.

Đây là một số nhiệm vụ của bạn:

  • Có lập luận nào dựa trên các tiền đề ngầm định có thể đáng ngờ không?
  • Có lập luận nào dựa trên sự khái quát hóa quá mức không? Đây là một sai lầm thường xuyên đáng ngạc nhiên mà đôi khi ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng mắc phải, đặc biệt là khi họ đang cố gắng giành sự đồng cảm của khán giả và thường dựa trên các định kiến của họ.
    Ví dụ: một diễn giả ở Austin, Texas, nghĩ rằng nên bắt đầu bằng câu:
    "Tôi biết tất cả các bạn đều thích một khẩu súng trường tốt."
    và sau đó nhanh chóng phát hiện ra anh ấy đã sai lầm như thế nào với đối tượng khán giả cụ thể đó.
(c) John Cook ( https://twitter.com/johnfocook )
(c) John Cook ( https://twitter.com/johnfocook )

 

  • Có đủ dữ liệu hoặc loại bằng chứng khác được trình bày để hỗ trợ các lập luận mà người nói đang đưa ra không? Nó có thuyết phục không? Có thể thấy rõ không?
    Có bất kỳ số liệu thống kê sai lệch nào không?

    Như trong trường hợp ngụy biện, bạn nên tự làm quen với một số kỹ thuật thao túng phổ biến nhất được sử dụng với dữ liệu:

  • Ngôn ngữ mà người nói sử dụng có không chứa tiếng lóng kỹ thuật và thuật ngữ thông dụng để khán giả có thể hiểu được không?
  • Các sự kiện được trình bày có đúng và chính xác không? Lưu ý rằng mức độ xem xét kỹ lưỡng bạn nên áp dụng tùy thuộc vào trình độ của người nói. Nếu đó là người mới bắt đầu và họ nói không đúng tên tác giả của một trích dẫn cụ thể hoặc một ngày cụ thể, thì không sao. Tuy nhiên, khi các diễn giả tiến lên các nấc thang trên Lộ trình giáo dục, và đặc biệt là khi họ chuyển sang các Lộ trình nâng cao, thì những sai lầm này không thể bỏ qua được nữa. Rốt cuộc, trong đời thực, nếu ai đó trên TV hoặc đài phát thanh mà nói sai ngày Độc lập của Hoa Kỳ, thì họ sẽ nhận gạch đá chế giễu của mọi người trên Twitter.

 

Fake Quote

 

Bạn không cần phải là một cuốn bách khoa toàn thư di động để xác minh những dữ kiện do một người nói đưa ra. Tuy nhiên, bạn nên ghi lại bất kỳ dữ kiện quan trọng nào mà người nói đề cập và xác minh chúng trên mạng.

Khi bạn có vai trò này, tình trạng rất phổ biến là những người nói nhận được nhận xét từ bạn sẽ đưa ra những lời giải thích phòng thủ. Bạn nên hạn chế tham gia tranh luận với họ, càng không nên tranh luận vì chính những lập luận. Luôn nhớ rằng nếu bạn thấy một số lập luận không thuyết phục và một số kết luận lô-gic hơi quá đà, có lẽ bạn không phải là người duy nhất trong khán giả cảm thấy như vậy. Nếu họ vẫn tiếp tục ngắt lời bạn, bạn nên nhắc họ về các quy tắc nhận xét.

Không cần thiết phải nói điều gì đó về mọi người nói (và thông thường, bạn sẽ không có thời gian). Hãy tập trung hoàn toàn vào các lập luận bạn thích nhất và các lỗi sai rõ ràng nhất.

 


Contributors to this page: agora and nga.nguyen .
Page last modified on Tuesday November 23, 2021 16:35:21 CET by agora.